Hầu hết các spa, thẩm mỹ viện đều luôn hứa hẹn với khách hàng rằng mũi sẽ không đau, không sưng để giúp bạn an tâm khi thực hiện. Tuy nhiên sau phẫu thuật, chiếc mũi lại trở nên sưng nề, tím bầm, thậm chí gương mặt còn phù nề kéo dài khiến bạn vô cùng lo lắng khi không biết nâng mũi cấu trúc bao lâu lành? Bài viết dưới đây sẽ hé lộ cho bạn những điều mà các cơ sở thẩm mỹ khác chưa bao giờ tiết lộ.
1. Nâng mũi cấu trúc bao lâu lành?
Nếu như là người thực hiện nâng mũi cấu trúc, chắc hẳn bạn cũng biết rằng kỹ thuật thực hiện của phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và cần can thiệp sâu vào bên trong khoang mũi. Chính vì vậy, khi thực hiện nâng mũi cấu trúc, để dáng mũi hết sưng và ổn định sẽ cần nhiều thời gian hơn so với phương pháp chỉnh sửa thông thường.
a) Nâng mũi cấu trúc bao lâu hết sưng nề, tím bầm?
Hiện tượng sưng nề, tím bầm sẽ xuất hiện rõ nhất sau khi bạn ngủ dậy vào ngày hôm sau. Đặc biệt, bạn sẽ có cảm giác vùng đầu mũi bị to hơn thông thường do vẫn còn sưng.
Vậy nâng mũi cấu trúc bao lâu hết sưng? Hiện tượng này chỉ xuất hiện rõ nhất trong 2-3 ngày đầu tiên. Sau đó bạn sẽ cảm nhận được tình trạng sưng giảm dần và hết hẳn sau 7-10 ngày (tùy cơ địa).
Vùng sống mũi, hốc mắt hoặc quầng mắt tím bầm sẽ hết sau 1 tuần. Nếu như bạn tích cực chườm ấm và uống thuốc giảm sưng tím thì tình trạng này sẽ hết chỉ hết sau 4-5 ngày.
b) Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì lành?
Dáng mũi lành là khi vết mổ hoàn toàn ổn định. Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn sau 7 ngày quay trở lại cắt chỉ. Lúc này các mô và tế bào ở vết mổ đang trong quá trình lành lại. Do đó, bạn sẽ cần từ 15 ngày đến 1 tháng để mũi lành lại.
c) Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì đẹp, vào form?
Có thể bạn sẽ chỉ cần mất 10-15 ngày để mũi hết sưng nề. Tuy nhiên, lúc này mũi vẫn chưa được đẹp như mong muốn bởi mũi chưa ổn định hoàn toàn. Vậy nâng mũi cấu trúc bao lâu thì đẹp? Sau 1-3 tháng dáng mũi của bạn mới gom lại và tự nhiên như thật.
=> Nâng mũi cấu trúc bao lâu lành sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: Cơ địa, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ và cách chăm sóc sau hậu phẫu. Chính vì vậy, thời gian để mũi lành lại của mỗi người sẽ có sự chênh lệch khác nhau
2. Rút ngắn thời gian mũi sưng nề chỉ với mẹo nhỏ đơn giản
Để không còn phải thắc mắc nâng mũi cấu trúc bao lâu lành, bạn sẽ không chỉ cần đến đôi bàn tay khéo léo của bác sĩ mà còn phục thuộc vào cách chăm sóc sau hậu phẫu của bạn.
Đây là bước cuối cùng trong liệu trình thẩm mỹ và cũng là khâu quan trọng nhất để hình dáng mũi được như mong muốn. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa nắm rõ những điều cần biết sau phẫu thuật khiến chiếc mũi mất nhiều thời gian để ổn định. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc mũi đúng cách.
>>>> Xem thêm: Nhận định từ chuyên gia và người trong cuộc: Nâng mũi có đau không?
a) 7 điều “cấm kỵ” sau nâng mũi
⇒ Nên đến bệnh viện hút dịch mũi vào ngày hôm sau. Việc hút dịch sẽ giúp mũi hết sưng nề nhanh chóng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
⇒ Bạn cần tránh để nước dính lên vết thương hở. Mũi nên để trong tình trạng khô ráo và vệ sinh bằng nước muối sinh lý.
⇒ Trong 7 ngày đầu tiên, bạn không nên nằm nghiêng để tránh ảnh hưởng đến dáng mũi hoặc làm sống mũi bị lệch vẹo. Từ phần hông đến đầu nằm dốc cao hơn cũng giúp vết bầm tan nhanh.
⇒ Bạn không đeo kính tối thiểu trong vòng một tháng. 7 ngày đầu tiên khi đeo nẹp vẫn có thể đeo kính.
⇒ Không nên rửa mặt, trang điểm cho tới khi cắt chỉ.
⇒ Tối thiểu trong vòng một tháng sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần tránh những thức ăn gây lồi thịt như: Rau muống, trứng, thịt gà, thịt bò, cua, tôm, đồ biển, đồ nếp, đồ có nhiều đường,…
⇒ Không nên tự ý nặn mụn hay tập luyện những bộ môn thể thao mạnh như gym, boxing, đặc biệt là những hoạt động yêu cầu cúi người.
b) Nên làm gì để không còn phải lo nâng mũi cấu trúc bao lâu lành?
⇒ Sau phẫu thuật, bạn cần phải uống thuốc đúng và đủ liều mà bác sĩ đã kê, không tự ý uống bất cứ loại thuốc nào khác mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
⇒ Sau phẫu thuật 5-7 ngày, bạn nên đến cắt chỉ và tái khám đúng hẹn đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
⇒ Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của dáng mũi. Chính vì vậy, bạn hãy quan tâm đến bữa ăn hàng ngày của mình nhiều hơn nhé.
♦ Sau nâng mũi nên ăn gì?
- Bạn nên ăn những thực phẩm mềm để tránh việc cơ miệng phải hoạt động quá nhiều làm ảnh hưởng đến dáng mũi. Một số món như cháo, đậu phụ, yến mạch, … sẽ rất tốt cho chiếc mũi và sức khỏe của bạn.
- Bạn nên ăn các loại rau như rau cải, rau ngót, rau má, chùm ngây, diếp cá, hành tây, rau cải lá thẫm… để tránh việc thuốc kháng sinh làm nóng cơ thể.
- Bổ sung các loại hạt: Đậu, đậu đen, đậu nành, lạc, đậu phộng, đậu xanh …
- Ăn các thực phẩm chứa tinh bột: khoai lang, bắp, bánh mì đen,
- …
- Bổ sung 1 số loại nấm để tăng sức đề kháng
- Trong 3 ngày đầu nên ăn thịt nạc rang nghệ
- Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường tiêu hóa cũng là điều cần thiết
♦ Bổ sung trái cây giàu giúp dáng mũi nhanh lành
Một số loại trái cây chứa nhiều các vitamin tự nhiên không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp thúc đẩy mũi hồi phục nhanh hơn.
- Vitamin A: Chứa chủ yếu trong các loại quả : Dưa đỏ, bồ công anh, mơ, …
- Vitamin B: Chuối, bơ, dưa vàng, sầu riêng, …
- Vitamin C: Ổi, bưởi, cam, anh đào, quả lý đen, dâu tây, kiwi, đu đủ …
- Vitamin D: Đào, đu đủ, mận …
- Vitamin E: ô liu xanh, dứa, …
♦ Nên uống gì giúp mũi nhanh hết sưng?
- Uống đủ nước mỗi ngày ( tối thiểu 2 lít )
- Sữa đậu nành
- Nước rau sam
- Nước ép cam và dứa
- Nước kim ngân hoa
- Nước hỗn hợp các loại đậu
Nếu như bạn vẫn còn lo lắng nâng mũi cấu trúc bao lâu lành hay đang gặp phải bất cứ vấn đề nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay số Hotline 0966 669 303 hoặc Đăng ký tư vấn bên dưới để được bác sĩ trả lời nhanh nhất.
Đừng quên chụp lại ngay màn hình hoặc LIKE và SHARE bài viết này cho bạn bè của mình để họ cũng có thêm kinh nghiệm khi nâng mũi.
Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?
Nâng mũi nên ăn gì
Nâng mũi xong cần kiêng những gì
Cắt cánh mũi nên ăn gì?
EmoticonEmoticon